Nhiều nhà thầu điêu đứng vì giá thép tăng cao.

Giá thép và các vật liệu xây dựng tăng vọt từ đâu năm đến nay khiến các nhà thầu xây dựng đứng trước nguy cơ thua lỗ, nhiều dự án ngưng trệ.

Nguy cơ nhà thầu bù lỗ.

Ngày 4-6  theo cập nhập của Trung tâm công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), giá quặng sắt và một số loại thép thế giới vẫn liên tục tăng trong những năm vừa qua.

Chẳng hạn, giá quặng sắt tăng 1,9 % lên 1.194 CNY/ tấn và giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng sắt 62% Fe đã tăng 6 USD lên 206,5 USD/ tấn. Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây kỳ hạn tháng 10-2021 tăng 1,7 % lên 5.148 CNY/ tấn, giá thép cuộn cán nóng tăng 2,1 % lên 5.490 CNY/ tấn, giá thép không gỉ hạn tháng 7-2021 tăng 0.2% lên 16.090 CNY/ tấn,..

Với thị trường Việt Nam, theo số liệu mới nhất giá thép cuộn D6, D8 của các thương hiệu Hòa Phát, Pomina, Việt Nhật, Việt Ý nếu vào cuối năm 2020 chỉ khoảng 12.000 đồng/ kg thì nay đã tăng lên hơn 18.000 đồng/ kg (chưa bao gồm thuế VAT), tăng 50%.

Ông Lương Ngọc Tuấn, Giám đốc công ty TNHH xây dựng công trình Đông Nam ( TPHCM), cho hay giá thép tăng mạnh và kéo theo nhiều loại vật liệu xây dựng khác cũng tăng lên khiến cho các nhà thầu điêu đứng. Đa số với những công trình dân dụng thì các nhà thầu đều ký hợp đồng trọn gói nên dù giá thép tăng thì các nhà thầu đều ký hợp đồng trọn gói nên dù giá thép tăng thì cũng khó điều chỉnh được  giá hợp đồng. Vì vậy, nhà thầu nào càng có nhiều công trình trong 5 tháng vừa qua mới bắt đầu thực hiện thì phải “ cắn răng” và chấp nhận giảm lợi nhuận. Chủ thầu nào có hợp đồng kèm theo điều khoản nếu trượt giá thì điều chỉnh xem xét lại sẽ dễ thở hơn. Nhưng với các dự án có vốn đầu tư nhà nước thì thường thực hiện đấu thầu nên hay chọn theo kiểu chọn gói.

“Nếu công trình dân dụng thì giá trị sắt thép chỉ chiếm khoảng 10-12 % giá trị công trình nhưng với nhà xưởng thì sắt thép chỉ chiếm hơn 50% nên càng dễ dàng bị thua lỗ. Đó là chưa kể giá sắt thép nếu theo bảng giá nhà nước công bố hạch toán thì thường thấp hơn thị trường” ông Tuấn nói.

Theo tính toán của một số nhà thầu, tỷ trọng chi phí thép xây dựng chiếm từ 12-15 % trong tổng công trình tăng thêm 1% …. Vì vậy, một số nhà thầu không đánh giá hết các rủi ro tiềm ẩn về biến động giá thép và nguyên liệu khác sẽ bị ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và có thể phải “bù lỗ” nếu tình trạng này vẫn kéo dài.

Thiệt hại đến 6% trên giá trị công trình.

Trong tháng 4, hàng loạt doanh nghiệp và hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã liên kết gửi công văn kiến nghị, cầu cứu Chính Phủ và các bộ ngành xem xét, hỗ trợ khi giá thép tăng liên tục. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư vốn ngân sách lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các sở xây dựng tỉnh, thành phố mà các thông báo này thì không cập nhập được biến động giá kịp thời nên các nhà thầu cũng phải tự xử lý biến động này.

(Báo Thanh Niên)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
Lên đầu trang